Nên uống sữa khi nào

Nên uống sữa khi nào? Những lưu ý khi uống sữa

Sữa được coi là loại thức uống rất tốt cho sức khỏe, bởi chúng chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, nhiều khoáng chất thiết yếu. Không chỉ vậy, sữa còn có tác dụng làm đẹp, cung cấp năng lượng, bổ sung canxi… Thế nhưng, liệu bạn có biết nên uống sữa khi nào là tốt nhất? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết này của h2oustonswims.org chúng tôi nhé.

I. Uống sữa khi nào là tốt nhất

Nên uống sữa khi nào
Nên uống sữa sau khi tập luyện thể thao để tăng cơ hiệu quả
Sữa là thực phẩm tốt cho sức khỏe nên luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng hàng ngày vì những dưỡng chất là chúng mang lại. Tuy nhiên, nếu uống sữa không hợp lý có thể gây hại cơ thể. Vậy nên uống sữa khi nào để cơ thể hấp thu được hết chất dinh dưỡng.

1. Sau khi tập thể dục

Sữa có tác dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả bởi hàm lượng clo thấp nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều và không kiểm soát thì bạn vẫn có thể tăng cân. Vậy nên uống sữa khi nào? Câu trả lời đầu tiên là sau khi luyện tập thể dục thể thao.
Việc uống sữa sau khi tập luyện giúp tăng cường cơ bắp, điều chỉnh chỉ số cơ thể hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, phụ nữ uống sữa không béo sau khi tập luyện thể thao 5 ngày 1 tuần có khối lượng cơ bắp đáng kể so với những người không uống sữa. Không chỉ vậy, khối lượng mỡ trong cơ thể những người uống sữa sau tập cũng giảm đi rõ rệt. Vậy nên, uống sữa sau khi tập luyện thể dục, thể thao là thời điểm tốt nhất.

2. Trước khi đi ngủ

Nên uống sữa khi nào
Uống sữa trước khi đi ngủ giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn
Nhiều người vẫn luôn cho rằng, uống sữa vào buổi sáng có lợi nhất, thế nhưng điều này lại không hoàn toàn chính xác. Bởi, việc uống sữa vào buổi sáng có thể khiến cơ thể cảm thấy nặng nề, lười biếng.
Vậy nên uống sữa khi nào? Thực tế, uống sữa trước khi đi ngủ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hạn chế thèm ăn vặt, giúp giấc ngủ sâu hơn cũng như làm chậm quá trình lão hóa.
Do hàm lượng serotonin có trong sữa giúp làm dịu tâm trí, thư giãn đầu óc. Bên cạnh đó, thời điểm cơ thể hấp thụ calci tốt nhất là vào ban đêm khi cơ thể đang nghỉ ngơi, không tham gia hoạt động thể chất nào và là thời điểm xây dựng cơ bắp và xương. Không chỉ vậy, uống sữa trước khi ngủ cũng được tiêu hóa tốt nhất.

II. Không nên uống sữa khi nào?

Đến đây chắc hẳn bạn đã biết nên uống sữa khi nào, vậy có nên uống sữa vào buổi sáng hay lúc đói không. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu nhé.

1. Không nên uống lúc đói

Nên uống sữa khi nào
Uống sữa khi đói gây ra hiện tượng no giả, không tốt cho sức khỏe
Ngoài thông tin nên uống sữa khi nào thì có nên uống sữa khi đói cũng là thắc mắc của nhiều người, bởi từ lâu việc uống sữa khi đói dường như đã là thói quen của mọi người. Thế nhưng, việc uống sữa khi đói lại không hề tốt cho sức khỏe, bởi những lí do sau:
  • Uống sữa khi đói dễ khiến chúng ta rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ. Bởi lúc này dịch vị dạ dày tiết ra làm đào thải nhanh canxi có trong sữa xuống ruột rồi bài tiết ra bên ngoài, nên cơ thể không thể hấp thu được.
  • Hơn nữa, khi cơ thể đói, axit trong dịch vị dạ dày sẽ tiết ra nhiều nên khi gặp phải casein trong sữa sẽ gây ra hiện tượng kết tủa làm rối loạn hệ tiêu hóa.
  • Với những người vừa phẫu thuật ổ bụng, nếu uống sữa khi đói sẽ không tiêu hóa được và khiến sữa dễ lên men, sản xuất ra khí dẫn đến tình trạng đầy hơi, không tốt cho đường ruột. Không chỉ vậy, uống sữa khi đói còn tạo cảm giác no giả, khiến bạn không muốn ăn thêm nữa, hoặc ăn không ngon miệng. Điều này khiến dạ dày rơi vào trạng thái trống rỗng, dễ bị đau bụng và sinh bệnh,

2. Không nên uống sữa vào buổi sáng

Nên uống sữa khi nào
Nên uống sữa sau khi ăn sáng khoảng 1-2 tiếng
Thực tế rất nhiều người thường bắt đầu ngày mới bằng một cốc sữa bởi sự tiện lợi, nhanh gọn. Thế nhưng, khi dạ dày còn trống rỗng vào buổi sáng, dịch tiêu hóa khá ít thì việc uống 1 cốc sữa với hàm lượng protein lớn sẽ làm cho hệ tiêu hóa phải hoạt động quá tải, dễ khiến đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, nếu bạn ăn sáng rồi mới uống sữa thì không xuất hiện triệu chứng này. Vậy nên uống sữa khi nào, trong trường hợp nếu vẫn muốn uống sữa vào buổi sáng, bạn nên uống sau khi ăn là hợp lý nhất và nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột trước khi uống sữa.

III. Những tác dụng của sữa với sức khỏe

Như chúng ta đã biết, sữa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bởi vậy, sữa mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
  • Hỗ trợ xương phát triển: Trong sữa có canxi và vitamin D dồi dào giúp xương và răng chắc khỏe hơn. Hai dưỡng chất này rất cần thiết cho vận động cơ bắp và các tín hiệu hệ thần kinh. Bởi vậy các chuyên gia dinh dưỡng vẫn luôn khuyến cáo chúng ta cần bổ sung canxi để ngăn ngừa loãng xương. Vậy nên, hãy uống sữa mỗi ngày để xương chắc khỏe nhé.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Sữa là nguồn cung cấp kali cho cơ thể giúp giãn mạch máu, giảm lượng natri. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ. Tuy nhiên, trong sữa có hàm lượng chất béo hòa tan và cholesterol tương đối cao, nên những người mắc bệnh tim mạch hãy chọn sữa tách béo khi dùng.
  • Tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể: Sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, B2, B12, kali..

IV. Những điều cấm kỵ khi uống sữa

Sữa là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên nếu uống không đúng cách sẽ phản tác dụng. Vậy nên ngoài việc biết nên uống sữa khi nào, bạn hãy lưu ý một số điều sau khi uống sữa:

1. Uống chung thuốc với sữa

Nên uống sữa khi nào
Không uống chung sữa với bất kỳ loại thuốc nào
Theo kết quả nhiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, việc uống thuốc chung với sữa sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc và gây nguy hại đến sức khỏe. Vậy nên, tốt nhất là bạn đừng bao giờ uống chung thuốc với sữa dù là sau khi ăn. Hãy tránh xa việc uống sữa khoảng 1-2 tiếng trước hoặc sau khi uống bất kỳ loại thuốc gì.

2. Đun sôi sữa

Nhiều người thường có thói quen đun sôi sữa trước khi uống với mục đích khử trùng. Tuy nhiên, điều này là sai, bởi việc đun sôi sẽ làm cho thành phần lactose trong sữa tạo ra hiện tượng thay đổi chất và dễ gây ung thư. Ngoài ra, sau khi đun sôi, canxi trong sữa sẽ xảy ra hiện tượng phosphate lắng sâu gây khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa. Vì vậy, bạn chỉ nên hâm nóng sữa ở nhiệt độ vừa phải khoảng 30-40 độ C, tốt nhất là hâm cách thủy hoặc ủ bằng nước ấm.

3. Uống sữa chung với các loại trái cây

nên uống sữa khi nào
Không nên ăn trái cây ngay sau khi uống sữa
Trong khoảng 1 tiếng trước khi uống sữa, bạn không nên ăn trái cây nhé. Bởi hàm lượng protein có trong sữa khi kết hợp axit trong trái cây sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng có trong sữa.
Có thể thấy, sữa là loại đồ uống giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Vậy nên bạn hãy bổ sung sữa hàng ngày để cơ thể được khỏe mạnh, đầy đủ dưỡng chất hơn. Chính vì vậy, với bài viết nên uống sữa khi nào trên đây từ chúng tôi sẽ giúp mọi người hiểu hơn về cách dùng sữa sao cho hợp lý nhất, tránh gây hại cho cơ thể.