núi cao nhất thế giới

Điểm danh những ngọn núi cao nhất thế giới

Những ngọn núi cao nhất thế giới luôn là đích ngắm lý tưởng, là thách thức và mục đích của các nhà thám hiểm. Bởi hình trình chinh phục độ cao của những ngọn núi này dường như là không giới hạn. Vậy nên, hãy cùng h2oustonswims.org chúng tôi điểm qua ngọn núi cao nhất thế giới trong bài viết này nhé.

1. Đỉnh Everest (8.848m)


Đỉnh núi cao nhất thế giới Everest

Ngọn núi cao nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại chính là Everest, nằm giữa Tây Tạng và Nepal thuộc dãy Himalaya thuộc Châu Á. Đỉnh Everest với độ cao là 8,848m so với mực nước biển, được bao phủ bởi tuyết cứng và các tầng địa chất.
Mặc dù Everest là ngọn núi cao nhất thế giới nhưng lại nằm trong danh sách những ngọn núi dễ leo, mỗi năm thu hút hàng trăm lượt khách tới chinh phục. Thời tiết tại ngọn núi này vô cùng khắc nghiệt, mức nhiệt trung bình vào mùa hè là -19 độ C, còn mùa đông là -36 độ C. Người đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Everest chính là 2 nhà thám hiểm Edmund Hillary người New Zealand) và Tenzing Norgay người Nepal.

2. Đỉnh K2 (8.611m)

núi cao nhất thế giới
Đỉnh K2 là nọn núi cao thứ 2 trên thế giới
Đỉnh K2 hay còn gọi là Chongori. Đây là ngọn núi nằm thứ 2 trong danh sách những ngọn núi cao nhất thế giới mà chúng ta không thể bỏ qua. Đỉnh K2 có độ cao là 8,611m nằm giữa biên giới Trung Quốc với Pakistan.
Thậm chí đỉnh K2 còn được mệnh danh là quỷ dữ hơn cả đỉnh Everest, bởi địa hình mang tính nguy hiểm, khó khăn. Ngọn núi này được chinh phục vào ngày 31/7/1954 bởi đoàn thám hiểm đến từ Italia do ông Ardito Desio Finally làm trưởng đoàn.

3. Đỉnh Kanchenjunga (8.586 m)


Đỉnh Kanchenjunga – ngọn núi cao thứ 3 trên thế giới

Ngọn núi cao thứ 3 trong danh sách những đỉnh núi cao nhất thế giới là Kanchenjunga có độ cao là 8,586m. Đỉnh núi này nằm giữa biên giới hai nước là Ấn Độ và Nepal. Đây là ngọn núi cao nhất của Ấn Độ, tượng trưng cho vàng bạc, đá quý nên mang ý nghĩa tâm linh vô cùng lớn với người dân ở đây.
Đỉnh Kanchenjunga có thảm thực vật rất đa dạng và là nơi bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm trên thế giới. Nằm trong danh sách những ngọn núi cao nhất thế giới nên việc chinh phục đỉnh Kanchenjunga cũng không hề dễ dàng. Vào ngày 25/5/1955, đội thám hiểm của Anh đã lần đầu tiên chinh phục thành công ngọn núi này.

4. Ngọn núi Lhotse (8.516m)

Ngọn núi Lhotse
Ngọn núi Lhotse cao thứ 4 trên thế giới
Ngọn núi Lhotse cũng thuộc dãy Himalaya, thuộc biên giới 2 nước là Trung Quốc và Nepal. Lhotse có độ cao là 8,516m và được chinh phục lần đầu tiên vào năm 1956 bởi đoàn thám hiểm Thụy Sĩ. Cũng giống như người anh em Everest, Lhotse được bao phủ bởi núi tuyết quanh năm, đây cũng là thử thách lớn với nhiều đoàn thám hiểm đến từ nhiều nước trên thế giới.

5. Đỉnh núi Makalu (8.485m)

núi cao nhất thế giới
Đính núi cao thứ 5 là Makalu
Đỉnh Makalu nằm giữa biên giới hai nước là Trung Quốc và Nepal với độ cao là 8,485m so với mực nước biển. Hình dáng của Makalu giống như một kim tự tháp với 5 mặt được cô lập riêng. Đại hình có nhiều khoảng sườn nhỏ để các đoàn leo núi thám hiểm có thể chinh phục lên đến đỉnh. Ngọn núi Makalu được chinh phục lần đầu tiên vào năm 1955 bởi đoàn thám hiểm người Mỹ.

6. Ngọn núi Cho Oyu (8.188m)

Cho Oyu
Ngọn núi Cho Oyu cao 8,188m so với mực nước biển
Khi nhắc đến những ngọn núi cao nhất thế giới, chúng ta không thể bỏ qua đỉnh Cho Oyu nằm giữa biên giới hai nước Trung Quốc và Nepal, thuộc dãy Khumbu Himalaya. Ngọn núi Cho Oyu có độ cao 8,188m so với mực nước biển. Nghĩa của Cho Oyu theo tiếng Tây Tạng là Nữ thần ngọc lam. Theo đánh giá của những nhà thám hiểm, đoạn đường chinh phục ngọn núi này có tính gần gũi và thân thiện hơn. Các sườn núi có độ dốc vừa phải, thuận tiện cho việc di chuyển. Ngọn núi cao thứ 6 trên thế giới này được chinh phục lần đầu tiên vào ngày 19/10/1954.

7. Núi Dhaulagiri (8.167m)

núi cao nhất thế giới
Đỉnh núi cao thứ 7 trên thế giới là Dhaulagiri có độ cao 8,167m
Ngọn núi nằm ở vị trí thứ 7 trong danh sách những đỉnh núi cao nhất thế giới chính là Dhaulagiri, thuộc dãy Dhaulagiri Himalaya nằm trên địa phần quốc gia Nepal. Đỉnh núi có độ cao 8,167m và được chinh phục lần đầu tiên vào năm 1960 bởi đoàn thám hiểm người Thụy Sĩ. Ngọn núi này được đánh giá mà một trong những đỉnh núi cao nhất thế giới có tính thẩm mỹ cao. Ngọn núi được bao phủ bởi màu trắng của tuyết, độ dốc thoải cũng khung cảnh trong xanh. Dhaulagiri được xem là điểm thám hiểm thú vị bởi phong cảnh hấp dẫn.

8. Đỉnh núi Manaslu (8.163m)

Manaslu
Đỉnh núi Manaslu cao thứ 8 trên thế giới
Đỉnh Manaslu có độ cao là 8,163m nằm trên lãnh thổ nước Nepal, thuộc dãy Manaslu Himalaya. Mặc dù xếp tại vị trí thứ 8 những ngọn núi cao nhất thế giới nhưng Manaslu lại có địa hình rất nguy hiểm. Không chỉ vậy, tại khu vực đỉnh Manaslu thường xuyên có sạt lở tuyết, gây nguy hiểm cho các đoàn leo núi.
Vào ngày 9/5/1956, ngọn núi này được chinh phục lần đầu tiên bởi đoàn thám hiểm đến từ Nhật Bản. Theo các nhà thám hiểm trên thế giới, đoạn đường chinh phục đỉnh núi Manaslu có những đường mòn, những dải sườn dài và rộng, tuy nhiên các nhà thám hiểm cũng phải mất khá nhiều thời gian để chinh phục thành công đỉnh Manaslu.

9. Núi Nanga Parbat (8.126m)


Đỉnh núi Nanga Parbat cao 8,126m

Ngọn núi Nanga Parbat thuộc địa phận Pakistan với độ cao là 8,126m. Với vị trí thứ 9 trong danh sách những ngọn núi cao nhất thế giới, Nanga Parbat được mệnh danh là ngọn núi khổng lồ, phía chân núi được bao phủ bởi những ngọn đồi xanh, các thung lũng thấp. Chính điều này đã tạo nên phong cảnh đẹp cho Nanga Parbat và khiến đây là điểm đến lý tưởng của nhiều đoàn thám hiểm trên thế giới.
Tuy nhiên, Nanga Parbat cũng là ngọn núi dó độ nguy hiểm cao với những vách đá dựng đứng, rất khó để bám. Nanga Parbat được chinh phục lần đầu tiên vào năm 1953 bởi nhà thám hiểm người Úc.

10. Ngọn núi Annapurna (8.091m)

Annapurna
Ngọn núi cso thứ 10 trên thế giới là Annapurna với độ cao 8,091m
Nằm tại vị trí thứ 10 trong danh sách những ngọn núi cao nhất thế giới chính là Annapurna với độ cao là 8,091m. Ngọn núi nằm trên dãy Himalaya thuộc địa phận quốc gia Nepal. Annapurna có địa hình đa dạng, trùng điệp được bao quanh bởi những thảm cỏ và rêu.
Khi chinh phục Annapurna, các nhà thám hiểm sẽ có những trải nghiệm thú vị. Dù xếp ở vị trí thứ 10, nhưng Annapurna có địa hình nguy hiểm với nhiều đoạn dốc thẳng đứng và được đánh giá là một trong những đỉnh núi nguy hiểm. Thế nhưng, vào ngày 3/6/1950, ngọn núi Annapurna đã được chinh phục.
Trên đây là những ngọn núi cao nhất thế giới mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn trong bài viết này. Qua đây, chúng ta có thể thấy 8/10 ngọn núi cao nhất đều nằm một phần hoặc thuộc hoàn toàn trên lãnh thổ đất nước Nepal. Đây cũng là quốc gia sở hữu nhiều ngọn núi cao nhất trên thế giới cũng như sở hữu đỉnh Everest-nóc nhà thế giới. Hi vọng qua đây, bạn đã có thêm kiến thức bổ ích về những ngọn núi cao, nguy hiểm trên thế giới. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hấp dẫn nhất nhé.